Bộ nhớ đệm là gì? Tìm hiểu chi tiết về bộ nhớ cache
Bộ nhớ đệm là gì? Bộ nhớ đệm là nơi lưu trữ tạm thời của một thiết bị, giúp giữ lại một số loại dữ liệu nhất định. Cùng keobongdaonline.com tìm hiểu về bộ nhớ đệm qua bài viết dưới đây.
Bộ nhớ đệm là gì?
Bộ nhớ đệm hay còn gọi là bộ nhớ cache, đây là những dữ liệu được lưu trữ tạm thời trong hệ điều hành hoạt động. Bộ nhớ đệm có mục đích giúp giảm lượng dữ liệu cần xử lý trong quá trình sử dụng. Người dùng có thể truy cập hoặc khai thác các chức năng của ứng dụng nhanh hơn trong tương lai. Khi khởi động ứng dụng ở lần 2 nhanh hơn là nhờ vào dữ liệu được lưu trong bộ nhớ cache này.
Bộ nhớ đệm còn giúp lưu lại những dữ liệu nền và làm cho trình duyệt có thể tải nhanh hơn. Khi mở trình duyệt ở lần kế tiếp, nó sẽ tự tải lại toàn bộ trang web ở lần mở cuối cùng mà người dùng không cần phải kết nối mạng.
Khi xóa dữ liệu cache của một ứng dụng người dùng sẽ xóa các tệp được lưu tạm thời của ứng dụng đó. Về cơ bản thì điều này không có ảnh hưởng gì đến thiết bị của bạn nhưng nó sẽ làm quá trình truy cập vào ứng dụng ở lần tới sẽ chậm hơn.
Tìm hiểu chi tiết về bộ nhớ cache
Bộ nhớ đệm quan trọng như thế nào?
Khi khởi động một ứng dụng vừa tải về chắc hẳn tốc độ load sẽ khá chậm. Nhưng từ lần khởi động thứ hai thì ứng dụng sẽ load nhanh hơn. Lý do là vì mở một ứng dụng mới lần đầu tiên, thiết bị sẽ cần phải truy cập và khởi tạo nhiều dữ liệu để ứng dụng có thể hoạt động được. Cũng nhờ dữ liệu này được lưu lại trong bộ nhớ đệm sau những lần sử dụng ban đầu đã giúp tăng tốc độ khởi động app ở các lần sau đó.
Những dữ liệu được lưu trong cache sẽ giúp thiết bị truy cập các thông tin của ứng dụng mà không cần phải khởi tạo như lần đầu tiên. Nếu không có bộ nhớ cache thì bạn sẽ phải chờ đợi lâu hơn khi mở app. Và đặc biệt là các ứng dụng nặng sẽ mất khá nhiều thời gian để khởi tạo như ban đầu.
Android là gì? Những điều thú vị về hệ điều hành Android
Có nên xóa bộ nhớ đệm không?
Việc xóa bộ nhớ đệm hệ thống sẽ không có bất kì rắc rối nào nhưng nó cũng sẽ không giúp ích được gì nhiều. Các file được lưu trữ trong đó sẽ cho phép thiết bị truy cập vào các thông tin tham chiếu mà không cần phải khởi tạo lại liên tục.
Nếu xóa cache, hệ thống sẽ phải khởi tạo lại những file này vào lúc tiếp theo mà điện thoại cần, tương tự như với bộ nhớ cache ứng dụng. Vì vậy, không nên thường xuyên xóa bộ nhớ cache của hệ thống nhất là trong trường hợp không có lý do gì.
Mục đích của các thao tác này đó chính là tiết kiệm không gian lưu trữ. Một số ứng dụng có thể lưu trữ dữ liệu lên đến hàng GB mà bạn không còn cần nữa. Trong trường hợp này, bạn cần phải xóa chúng đi để giải phóng dung lượng bộ nhớ máy.
Một lí do khác và phổ biến hơn cho việc này là giúp bạn đặt lại ứng dụng về trạng thái mặc định khi ứng dụng bị lỗi hoặc khó khăn khi sử dụng. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân sau bạn nên xoá bộ nhớ đệm (cache) như:
– Các tập tin bộ nhớ cache của ứng dụng bị hỏng, khiến ứng dụng hoạt động sai.
– Bạn muốn xóa các tập tin có chứa thông tin cá nhân để bảo vệ sự riêng tư của bạn.
– Bạn sắp hết dung lượng lưu trữ trên điện thoại và không muốn xóa video, ảnh và ứng dụng.
Cách xóa bộ nhớ đệm trên điện thoại Android là gì?
Xóa toàn bộ bộ nhớ cache của tất cả các ứng dụng
Bước 1: Mở cài đặt.
Bước 2: Nhấn vào Bộ nhớ >> Chọn Dọn dẹp tập tin. Mỗi một điện thoại sẽ có các tuỳ chọn khác nhau như: Dữ liệu bộ nhớ cache, Dữ liệu đã lưu, Dọn dẹp tập tin,…
Bước 3: Điện thoại sẽ quét các ứng dụng rác, bộ nhớ cache,…. sau đó hiện xác nhận xóa tất cả thì hãy chọn Xác nhận để xóa.
Xóa bộ nhớ cache và dữ liệu của từng ứng dụng
Bước 1: Mở cài đặt >> Ứng dụng >> Tất cả ứng dụng.
Bước 2: Chọn ứng dụng chiếm nhiều dung lượng. Nhấn vào nút Xóa bộ nhớ cache.
Bước 3: Nếu thiết bị đang chạy Android 6.0 Marshmallow hoặc mới hơn, bạn sẽ nhấn vào Bộ nhớ và sau đó chọn Xóa bộ nhớ cache.
Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp hết những thắc mắc của bạn đọc về bộ nhớ đệm là gì? Hy vọng những thông tin công nghệ này sẽ hữu ích với bạn đọc.